Không gian cư trú truyền thống của người Việt tại miền Nam đã diễn ra những biến đổi như thế nào?
Trải trên không gian, từng tiểu vùng địa lý có những hình thức cư trú tương ứng, mà các nhà nghiên cứu trước đó tạm đúc kết thành ít nhất ba nhóm: 1) nhóm nhà xây trên đất ứng với khu vực đồng bằng cao ráo, 2) nhóm nhà sàn ứng với khu vực ngập nước ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, 3) nhóm nhà nửa sàn nửa đất ứng với các khu vực ven sông.
Theo chiều kích thời gian, những nhóm này đã trải qua các biến đổi theo từng thời kỳ nhất định.
Bài viết này thử phác thảo lại quá trình diễn biến của nhóm nhà xây trên nền đất, từ thời kỳ 1) sử dụng vật liệu và kỹ thuật tại chỗ (nhà lá) đến 2) tiếp nhận kỹ thuật từ miền Trung (nhà gỗ), 3) tương tác với ảnh hưởng của các kiểu thức cổ điển Pháp, đến 4) Art Deco và 5) Modernist. Mỗi thời kỳ, cư dân khu vực đều thể hiện sự tương tác với các làn sóng bên ngoài và bảo lưu các cốt lõi lịch sử.
Trên thực tế, các thời kỳ phong cách này không độc lập mà gối lên nhau, đồng thời xuất hiện dần dần, thịnh hành và dần biến mất hoặc bị thay thế bởi phong cách khác. Do vậy, các đường thời gian được tô mờ hai biên để thể hiện sự tương đối. Các bài viết tiếp theo của chuyên mục này sẽ lần lượt đi sâu vào từng thời kỳ cũng như khám phá những loại hình khác chưa được đề cập trong bài hôm nay.
————–
OUTLINE OF THE TRANSFORMATION OF THE SOUTHERN VIETNAMESE TRADITIONAL HOUSES
In this article, we are going to have an overview on the transformation of the traditional houses in the South of VN.
Geographically, each sub-region has a particular form of residence. Previous researchers have made attempts to classify them into three groups: 1) houses built on the ground in the areas with high terrain, 2) houses on stilts in the flood plains of Dong Thap Muoi and Long Xuyen, 3) half-stilt, half-land houses along the rivers in the delta.
Throughout the history, these groups have undergone changes in style and material. In this article, we make an attempt to outline the evolution of the group of houses built on the ground, from the inpedependent (pre-colonial) period which emphasizes on the 1) locality of the material and technique (as in thatched houses) to 2) receiving technology from the Central Vietnam (the wooden houses), to 3) interacting with influences from French classical styles, to 4) Art Deco and 5) Modernism. In each period, the inhabitants integrated the foreign influences with traditional values.
In fact, these stylistic periods are not independent but overlap. One style would appear gradually, become a popular style practiced everywhere and finally give way to new styles. Therefore, the time lines are blurred on both ends to indicate the relativity of time. In next articles, we will further explore each period in details.
Theo: Tản Mạn Kiến Trúc
Bình luận